Posts from the ‘Trái cây’ Category

Nước củ dền (beet juice)

Mình mới biết củ dền còn có tên là củ cải đường. Củ cải rửa sạch cho vô máy juice extractor vắt ra nước. Nước củ dền khó uống hơn là nước cà rốt. Nó không được ngọt bằng mà lại hăng hăng. Nên xay chung với cà rốt và táo để có vị ngọt dễ uống hơn.

Beetjuice

Carrot juice

Bổ dưỡng. Mỗi ngày 1 ly làm da sáng hồng đây. 100% cà rốt tươi ép bằng juice extractor machine, Jack Lalanne juicer. Ở ngoài kia họ bán nhiều hiệu lắm. So far mình happy với hiệu này. Mình xay 3 lbs cà rốt được có 4 ly bự hà. Máy xay nhanh lắm. Rửa máy mới lâu thôi.

Carrotjuice

Mủ trôm và hột é

Muchom1

Muchom2

Sưu tầm:
Mủ trôm sau khi khai thác về, đem phơi khô để dành, chọn loại mủ có màu trắng, ngâm vào nước ấm, chờ mủ trôm nở ra, pha thêm nước lọc hòa đường bỏ tủ lạnh uống rất mát. Theo đông y, mủ trôm có vị ngọt, tính mát, có nhiều vi lượng, hàm lượng khoáng chất cao vì thế ngoài chức năng thanh nhiệt, mủ trôm còn là vị thuốc chữa các bệnh về tiêu hóa rất tốt. Không những thế mủ trôm còn có khả năng chữa được các bệnh như xơ gan, kiết lỵ, mụm nhọt nhờ vào hợp chất polysaccaride phân tử cao, đem thủy phân chiết xuất được đường D-galactose, R-Rhamnose, acide D-galacturomic…

Ngoài ra mủ trôm còn có chức năng điều hòa đường huyết, ổn định huyết áp, chống lão hóa, tuy nhiên chỉ nên uống một lượng vừa phải, nếu lạm dụng, uống nhiều sẽ gây tắc ruột vì mủ trôm có tính trương nở. Phụ nữ có thai hoặc người có khối u trong ruột không được dùng mủ trôm để giải khát, nếu đang uống thuốc thì phải một giờ đồng hồ sau khi uống thuốc mới được uống nước mủ trôm.

Berry cup

berries

Sữa đậu nành

sua_dau_nanh

Home made sữa đậu nành. 

Nguyên liệu:
đậu nành đã ngâm ít nhất 6 tiếng
vài cọng lá dứa (pandan leaves)

Cách làm:
1. Đậu nành rửa sạch xong ngâm nước cho nở mềm
2. Xay 1 chén đậu nành đã ngâm với 2 chén nước lạnh trong máy xay sinh tố (blender)
3. Đổ hỗn hợp mới xay xong vô cái bao vải (cheese cloth)
4. Nhồi bóp bao vải rồi chắt lấy nước đậu nành qua một cái nồi sạch
5. Đổ thêm 2 chén nước vô bã đậu nành còn trong bao vải
6. Tiếp tục nhồi và chắt nước đậu nành vô cái nồi sạch như đã ghi ở trên
7. Đổ bã đậu nành vô thùng rác hoặc để một bên để dành làm phân trong vườn rất tốt.
8. Tiếp tục bước 2, 3, 4, 5, 6, và 7 cho những chén đậu nành chưa xay.
9. Sau khi xay xong, bỏ lá dứa đã rửa sạch vô trong nồi sữa đậu nạnh
10. Đặt nồi sữa đậu nành lên bếp nấu lửa cao. Khi thấy hơi nóng bốc lên thì giảm tới độ nóng trung bình (medium heat) hoặc low heat vì sữa trào ra rất nhanh nếu để lửa nóng quá. Dùng cái muỗng gỗ có cạnh vuông (spatula) để khoấy dưới đáy nồi luôn tay từ khi đặt nồi lên bếp đến khi chín để đáy nồi không bị cháy.
11. Sữa đậu nành sôi lăn tăn trong nồi khoảng 5 phút là chín.

Sưu tầm:
Sữa đậu không chỉ bổ dưỡng, ít calo mà còn rất hiệu quả trong việc đốt chất chất béo trong cơ thể. Protein, is flavones, glycosides và các thành phần khác trong đậu nành kích thích việc đốt chất tế bào mỡ trong cơ thể nhanh gấp 2 lần. Ngoài ra, đậu nành là thức uống dinh dưỡng giúp bạn bài trừ độc tố khỏi cơ thể một cách hiệu quả.